NGỪNG PHÁN XÉT, BẠN KHÔNG PHẢI HỌ!
- Nguyen Van Tung (FPL HN)
- 24 thg 7, 2022
- 2 phút đọc
Câu chuyện về hai mẹ con đang đi chơi tại sở thú, vô tình gặp người quen, sau một thời gian không gặp, họ bèn thốt lên một câu rằng: “ Cháu dạo gầy quá nhỉ” mặc dù vẫn nói chuyện tươi cười nhưng để ý sẽ thấy nụ cười gượng trên môi người mẹ. Chúng ta có thể thấy rằng chỉ một lời nói tưởng chừng như vô hại nhưng vô hình chung đã khiến người khác khó chịu. Điều này rất kiêng kỵ trong giao tiếp vì nó có người thể khiến người đối diện không còn hứng thú với cuộc trò chuyện. “ Nói xấu người khác không làm bạn khá hơn” Ta hãy nói lỗi lầm của người khác trên tinh thần góp ý, xây dựng để cùng nhau dấn thân và phục vụ đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp; không nên nói lỗi lầm ai đó để triệt buộc hoặc hạ bệ người nhằm trả thù cá nhân. Thông thường thì chúng ta hay ngồi lại với nhau để nói lỗi lầm của người khác, vì chúng ta nghĩ mình là người tốt còn người kia là người xấu. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ, thấy họ hơn mình về địa vị và quyền lực. Khi chúng ta không làm chủ bản thân trong cơn tức giận, ta có thể nói xấu người khác. Đôi khi, chúng ta nói xấu người khác để lôi kéo mọi người về phe của mình. Nói xấu người khác sẽ dẫn đến tai hại như thế nào? Chính khi đang nói, ta cảm thấy bực bội, tức tối và dường như chúng ta cũng bất an khi phanh phui lỗi của người. Khi chúng ta thấy lỗi lầm của người khác là chúng ta có thể bỏ mất cơ hội hiểu biết và thương yêu hơn. Một lời nói tốt đẹp có thể đem lại hòa bình cho nhân loại. Một lời nói thách thức có thể gây ra chiến tranh. Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp. Khi nói xấu người thì bị người nói xấu lại, cũng có khi dẫn đến gây gổ, xích mích, hiềm thù nhau.

Comments